Vải sợi lanh là gì? Tìm hiểu công dụng và đặc tính

Cẩm nang Everon 15/09/2021
Vải sợi lanh là gì? Tìm hiểu công dụng và đặc tính

Với nhiều đặc tính nổi trội được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may nên vải sợi lanh ngày càng được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang có nhu cầu lựa chọn hoặc tìm hiểu kỹ về vải sợi lanh, hãy để Everon giúp bạn thông qua bài viết dưới đây!

1. Vải lanh là gì?

Cây lanh là được trồng nhiều ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ như: Phía Tây Bắc Việt Nam, Sapa. Thông thường, người ta sẽ sử dụng và xử lý phần sợi, xơ, vỏ cây lanh thành sợi rồi đem dệt thành vải. Người ta gọi đây là vải lanh có nhiều màu sắc, hoa văn, có sợi dài hơn cotton. 

2. Nguồn gốc phát triển của vải sợi lanh

Theo nghiên cứu, vải sợi làm từ cây lanh (vải sợi lanh) được phát hiện và trải qua quá trình phát triển sau đây:

Tại Lưỡng Hà cổ đại, người ta đã bắt đầu trồng cây lanh để dệt thành sợi vải. Loại vải này đã xuất hiện từ lâu đời khoảng 36 ngàn năm trước. Tại Ai Cập, người ta phát hiện ra nhiều xác ướp được quấn vải lanh và vẫn giữ nguyên vẹn. 

Vào năm 1685 Louis - người dệt vải lanh đẹp và tốt nhất ở Cambrai đã đến quần đảo Anh và sau đó định cư tại Lisburn cách tầm 10 dặm để đến nơi sản xuất vải lanh nổi tiếng. Năm 1711, tại Ireland đã thành lập hội đồng quản trị các nhà sản xuất vải lanh.

Hiện nay, vải sợi lanh đã được sản xuất rộng rãi và phát triển sang thị trường Trung Quốc và Đông Âu, nhất là Mỹ có số lượng nhập khẩu lớn. Xét về chất lượng sợi lanh thì tại Bỉ, Ý, Pháp, Ấn Độ, Đức, Ba Lan... sẽ đạt chất lượng hơn. 

3. Quy trình sản xuất của vải lanh

Để giữ và phát huy được những ưu điểm nổi trội cho vải sợi lanh thì quy trình sản xuất sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những bước cơ bản sau đây: 

- Bước 1: Tuân theo kỹ thuật thu hoạch: Bằng cách cắt sát gốc cây hoặc nhổ toàn bổ cây. Người ta sử dụng quá trình cơ học để tách hạt giống ra. 

- Bước 2: Tiến hành ngâm cây lanh: Tạo sự gắn kết giữa các sợi đảm bảo chất lượng vải bền chặt. Bạn có thể sử dụng hóa chất hoặc tự nhiên ở ngoài ruộng, trong bể. 

- Bước 3: Tiến hành đập, nghiền thân cây lanh đã ngâm để tách các bộ phận của thân cây thành xơ lanh. Phân chia những bộ phận được tách để tiện sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thông thường, người ta tiến hành đập vào tháng 8 hoặc 12 của năm.

- Bước 4: Xử lý bằng cách chải sợi lanh để tách những sợi ngắn và giữ lại những sợi có độ dai, mềm thích hợp.

- Bước 5: Tiến hành dệt thành vải hoặc xe thành sợi.

- Bước 6: Tiến hành tẩy trắng, in hoa văn hoặc nhuộm màu theo nhu cầu dệt may. 

4. Tính chất và đặc điểm của vải lanh

Với kỹ thuật sản xuất tỉ mỉ qua từng công đoạn thì vải sợi lanh chứa đựng nhiều tính chất và đặc điểm nổi trội hơn những loại vải khác như:

4.1. Tính chất của vải lanh

Có độ mỏng và dày mang lại cảm giác thô, cứng nhám và xoăn. Tuy nhiên, khi xử lý chuẩn theo quy trình thì vải cũng có thể chuyển thành mềm mịn và hấp thu nước tốt, nhanh khô ráo. Ngoài ra, vải cũng mang lại cảm giác mát mẻ, thông thoáng khi dùng vì khả năng giữ ẩm chỉ đạt tối đa tầm 20%. 

4.2. Đặc điểm của vải lanh

Được tẩy trắng cẩn thận trước khi nhuộm nên có nhiều màu sắc đa dạng được tạo ra. Vải lanh có độ bền, chắc và bóng tự nhiên cao vì khi bị ướt thì các sợi sẽ gắn kết hơn nhiều. Khả năng chịu mài mòn tốt nên ít bị sờn và xơ như nhiều loại vải khác.

Ngoài ra, khả năng chống nấm mốc tương đối tốt. Tuy nhiên, khả năng đàn hồi kém, không chịu được lực kéo giãn, dễ bị gấp nếp và nhăn tại đường viền, cổ áo... 


Nhược điểm lớn nhất của vải lanh là dễ bị nhăn

5. Ưu và nhược điểm của vải lanh là gì?

5.1. Ưu điểm của vải lanh

- Vải sợi lanh đảm bảo độ bóng tự nhiên mang lại thẩm mỹ ấn tượng tốt cho những vật dụng trang trí. 

- Khả năng thấm hút của vải sợi lanh khá tốt nên đảm bảo tuổi thọ, không bị nấm mốc tấn công, thích hợp với mọi loại da. 

- Loại vải này được làm chủ yếu từ cây lanh nên đảm bảo thân thiện và an toàn với môi trường. 

- Khi có nhu cầu vệ sinh, giặt giũ cũng dễ dàng và tiết kiệm thời gian vì có thể giặt bằng máy hay tay đều được.

- Giá thành của của vải tương đối hợp lý với điều kiện kinh tế của nhiều người.

5.2. Nhược điểm của vải lanh

Mặc dù vậy vải sợi lanh cũng gặp phải những nhược điểm như: Khả năng đàn hồi, co giãn thấp rất dễ bị nhăn và bị rách vì thường xuyên ủi hoặc bảo quản không tốt nên ít được dùng để may quần áo.

6. Ứng dụng của vải lanh trong đời sống

Với nhiều cải tiến và phát triển, vải sợi lanh được ứng dụng nhiều trong ngành dệt may để làm:

- Các sản phẩm trang trí nội thất với công dùng làm tấm phủ như: bọc ghế, tường, làm phần nền cho tranh sơn dầu. Hoặc dùng làm túi đựng tranh sơn dầu, hành lý, chỉ, hay ứng dụng cho thiết kế đồng phục, áo sơ mi, váy... 

Ngoài ra, vải lanh còn được ưa chuộng để làm khăn ăn, khăn trải bàn hoặc các mẫu chăn ga gối vải lanh nhằm tận dụng ưu điểm của sợi lanh và sợi bông. Các sản phẩm thường thích hợp cho mùa nóng ẩm.


Chăn ga gối vải lanh mang đến sự thoáng mát và độ thấm hút tốt

7. Tiêu chuẩn đo lường vải lanh trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới người ta thường đo lường khối chỉ vải lanh theo đơn vị “lea”. Mỗi “lea” dài 300 Yard (thước)/ Pound (cân), vậy: Độ dài vải = Yard của một Pound : 300.

Tùy theo độ mịn của vải lanh người ta sẽ dựa theo phép đo gián tiếp từ số đơn vị của chiều dài trên đơn vị khối lượng (ký hiệu Nel). Thông thường, những loại vải sợi lanh tốt có 40 lea thì mỗi pound có chiều tầm 12 ngàn yard. 

Ở các nước Châu Âu, người ta sẽ dùng đơn vị Nm (mét), thể hiện 1000m chiều dài trên mỗi kg. Đối với Trung Quốc thì dùng NeC làm đơn vị, biểu thị 840 yard chiều dài trên mỗi cân lanh.

8. Một số thông tin khác về vải lanh

Bên cạnh đó, vải lanh còn được dùng làm sách vào thời xưa, điển hình là sách cổ Liber Linteus. 

Trong chiến tranh thì vải lanh được chế tạo thành dây cung, áo giáp và làm lá chắn bởi người trung cổ. Với sự kết hợp hài hòa giữa 75% vải bông với 25 % vải lanh đã tạo ra tiền giấy để lưu thông. 

Từ 2800 TCN, người ta đã dùng vải lanh làm trang phục chủ yếu là váy. Ở Ai Cập vải lanh tượng trưng cho quyền quý, cao sang, tinh khiết, tốt đẹp và có độ bền bỉ nên dùng trong ướp xác ở đây. 

9. Cách vệ sinh và bảo quản vải lanh đúng cách

Để nâng cao được tuổi thọ và thẩm mỹ cho sản phẩm dệt may bằng vải sợi lanh thì bạn cần có cách vệ sinh cũng như bảo quản hợp lý hơn, chẳng hạn như: 

9.1. Cách giặt đồ vải lanh bằng máy giặt

Sử dụng chế độ giặt máy nhẹ nhàng, với lượng nước tối đa tương ứng với số lượng đồ cần giặt nhằm hạn chế tình trạng nhăn nhúm. Để giúp đồ sạch hơn, bạn nên phân loại đồ theo màu sắc, kích thước với số lượng hợp lý. 

9.2. Cách giặt đồ vải lanh bằng tay

Sử dụng bột giặt không chứa nhiều chất tẩy, dùng lực nhẹ nhàng không nên cọ xát hoặc vắt mạnh. Trước khi phơi phải xả sạch bột giặt để giữ được màu tốt, hạn chế gây tổn thương cho vải lanh. 

9.3. Cách bảo quản vải lanh

- Bạn nên phơi tự nhiên trong không khí, dưới ánh nắng mặt trời và hạn chế tiếp xúc với nhiệt cao. 

- Bạn cũng cần ưu tiên treo đồ vải lanh hơn là gấp chúng lại vì rất dễ nhăn. 

- Khi có nhu cầu ủi phẳng cho những vết nhanh thì nên thực hiện ngay khi vải còn ẩm, hoặc xịt thêm nước lên vải để không bị hỏng. 

- Ngoài ra, bạn nên ủi từng lớp ở mặt trái để giữ được độ mới và sáng bóng cho quần áo. 

Với bài viết này, Everon.com hy vọng những thông tin cần biết về vải sợi lanh trên đây sẽ hữu ích đối với bạn giúp bạn lựa chọn sử dụng và bảo quản trang phục, chăn ga gối và các đồ dùng khác từ vải lanh một cách tốt nhất.

Xem thêm: 

Tìm hiểu đặc tính, phân loại và ứng dụng của vải thun

Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản loại vải này