Nhắc đến vải nỉ, bạn thường nghĩ đến những trang phục mặc trong mùa đông và được các chị em yêu thích. Vậy loại vải này có tốt không, có bao nhiêu loại và cách sử dụng, bảo quản như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến chất liệu này, hãy cùng Eeron tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Vải nỉ là một loại vải không dệt, chất liệu của vải này được tạo ra bằng cách nén và phủ các sợi lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Các lớp sợi của vải được giữ lại với nhau để đạt được độ dày mong muốn, sau đó sẽ “khóa” chúng lại với nhau để tạo thành một tấm vải nỉ chắc chắn.
Vải nỉ được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như là thiết kế, công nghiệp và kỹ thuật. Vải này có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt, dễ dàng tạo kiểu, giúp cho bạn có được những mẫu trang phục độc đáo và ấn tượng.
Đây là chất liệu vải đầu tiên được sản xuất trong lịch sử của các nền văn minh cổ đại. Các bộ lạc du mục ở vùng Bắc Trung Á đã sử dụng vải này cho quần áo và lều trại của họ.
Sau đó, vải nỉ được sử dụng phổ biến trên thế giới từ khoảng năm 1990 và ngày càng được cải tiến. Trong quá trình đó, chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như may trang phục, làm đồ nghệ thuật hoặc đồ trang trí nội thất.
Quy trình sản xuất vải nỉ gồm các công đoạn khác nhau như:
- Bước 1: Pha trộn nguyên liệu
- Bước 2: Chải thô sợi
- Bước 3: Dệt vải nỉ
- Bước 4: Phơi khô vải nỉ
- Bước 5: Ép chặt
- Bước 6: Làm sạch vải nỉ
- Bước 7: Cán màng vải.
Sau đó, chất liệu nỉ thành phẩm được mang đi phân phối hoặc được tạo hình theo các mẫu thiết kế có sẵn. Vải nỉ rất dễ cắt, có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà thiết kế. Mức giá của vải có nhiều phân khúc và phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Vải nỉ cotton: Loại vải này có giá thành khá rẻ, đa dạng về màu sắc, thấm hút mồ hôi tốt nhưng lại dễ bị xù lông sau một thời gian sử dụng.
- Vải nỉ Hàn Quốc: Nhờ vào đặc tính mềm mịn và không bị đổ lông cho nên loại vải Nỉ này được sử dụng phổ biến để sản xuất chăn, gối ôm, gấu bông….
- Vải nỉ da cá: Vải nỉ da cá thường được sử dụng để tiến hành sản xuất áo khoác hoặc áo thun. Vì chất liệu này có độ co giãn khá tốt, vải dày dặn nhưng lại rất thoáng khí.
- Quan sát bằng mắt: vải này thường có lớp lông ngắn, mềm mại, không xơ cứng như là những loại vải tái chế. Hai mặt của vải đều có kết cấu tương đồng và rất dễ nhận thấy.
- Phân biệt bằng tay: Mặt vải nỉ sẽ có độ dày vừa phải, mềm mại và ấm áp. Thông thường chúng sẽ đổ lông nhẹ, không có cảm giác trơn trượt khi bạn chạm tay vào. Vải nỉ có độ chuẩn màu cao và không có độ bóng trên mặt vải.
- Khả năng giữ ấm ưu việt: Hai mặt trong và ngoài của vải nỉ thường được thiết kế song song với lớp lông ngắn mịn. Vì vậy loại vải nỉ này được đánh giá cao hơn so với những chất liệu phổ biến khác như là len, cotton và bông.
- Độ bền cao: Vải nỉ có tính dẻo dai và có trọng lượng siêu nhẹ. Kết cấu đặc biệt cũng giúp cho loại vải này chóng khô hơn. Sản phẩm được làm từ vải nỉ sẽ không nhàu nát, không bị bung sợi trong suốt thời gian sử dụng.
- Sử dụng được 2 mặt: Cả mặt trong và mặt ngoài của vải nỉ đều có lớp lông ngắn, vừa tăng cường khả năng giữ nhiệt lại vừa tăng thêm giá trị sử dụng.
- Chống thấm nước: Vải nỉ có nguồn gốc từ vùng mưa tuyết, sương giá nên có khả năng chống thấm nước khá cao. Phần lớn hơi ẩm sau khi được ngấm vào bề mặt của vải sẽ không được giữ lại. Nhờ đó, loại vải này sẽ phù hợp với kiểu thời tiết ở nước ta mỗi khi mùa mưa tới hay khi trời trở lạnh.
- Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc: vải nỉ dễ nhuộm màu sắc và tạo kiểu, được các nhà thiết kế tạo ra nhiều thành phẩm với mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
- Dễ bám bụi: Vải nỉ sau khi ép sẽ có nhiều lỗ nhỏ, đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho bụi bẩn dễ dàng lọt vào. Những hạt bụi bẩn này không thể dùng khăn khô để lau mà bắt buộc phải mang đi giặt. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thật kỹ để tránh làm công đoạn vệ sinh trở nên phức tạp hơn.
- Gây cảm giác nóng nực: Vì đây là loại vải dành cho mùa đông cho nên chúng sẽ có khả năng cách nhiệt rất cao. Độ dày của chúng có thể khiến cho người sử dụng cảm thấy bí bách và nóng nực trong mùa hè.
Trong lĩnh vực thời trang, may mặc thì vải nỉ được xem là một loại chất liệu khá phổ biến, nhất là vào mùa đông. Với đặc tính mềm mượt, ấm áp và đa dạng màu sắc thì vải nỉ luôn nhận được khá nhiều sự yêu thích trong lĩnh vực thời trang. Bạn có thể thấy các sản phẩm được làm từ vải nỉ như: áo, quần, áo khoác, khăn mặt…
Chất liệu vải nỉ còn được sử dụng để làm vật trang trí như là các vật dụng hình nơ, hoa, khung hình. Chỉ từ những mảnh vải nỉ nhỏ xinh nhiều màu sắc thì bạn có thể thiết kế riêng cho mình những vật dụng trang trí phù hợp nhất.
Những món đồ nội thất được làm từ chất liệu vải nỉ như bọc ghế, bọc loa, bọc sofa… thì người dùng sẽ không còn cảm thấy đau lưng hay nhức mỏi khi sử dụng. Chất liệu vải nỉ đa dạng về kiểu dáng, màu sắc phù hợp cùng với nhiều không gian sống khác nhau của người Việt.
Với ưu điểm nhẹ, giữ ấm cực tốt và thân thiện với môi trường cho nên chất liệu vải nỉ được nhà sản xuất cho ra đời thành những bộ chăn ga nhung nỉ chuyên sử dụng cho mùa đông. Sản phẩm chỉ thích hợp ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt.
- Sử dụng nước lạnh để vệ sinh sản phẩm bằng vải nỉ. Tuyệt đối không nên chà xát, vò vải quá mạnh như thế sẽ làm cho bề mặt của vải bị xù lông, gây biến dạng.
- Bạn nên ngâm trang phục vải nỉ trong dung dịch nước xà phòng từ 20 đến 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, sau đó vò nhẹ nhàng.
- Hạn chế giặt vải bằng máy giặt, tốc độ xoay của buồng máy có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải. Nếu như không thể giặt tay, bạn có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được dài lâu.
- Xả vải bằng nước sạch cho tới khi hết xà phòng. Bạn cũng có thể sử dụng thêm nước xả để làm cho vải được thơm lâu hơn. Không nên vắt vải quá mạnh, thay vào đó hãy bóp nhẹ để nước có thể chảy ra từ từ.
Ngoài ra, vải nỉ cũng rất dễ bị xù lông. Do đó, để giữ cho các đồ vật làm từ vải nỉ luôn được như mới, bạn có thể sử dụng một chiếc kéo nhỏ tỉa nhẹ những phần lông xù ở trên bề mặt hoặc là sử dụng những loại máy làm sạch lông chuyên dụng để tỉa.
Hy vọng qua bài viết này, Everon.com giúp bạn hiểu hơn về chất liệu vải nỉ, những ưu và nhược điểm của chất liệu này.
Xem thêm: