Vải len là một trong những loại vải được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong sản xuất, may mặc. Vậy vải len là gì? Nguồn gốc của len có ứng dụng như thế nào trong đời sống? Bài viết dưới đây, Everon sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về dòng chất liệu này.
Vải len được làm từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà... Nhờ vào đặc tính cách nhiệt, cách điện tốt và khả năng giữ ấm, độ bền cao, nên vải len thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.
Ngày nay, vải len còn được sản xuất từ một số loại sợi tổng hợp như poly, acrylic... nhưng các chất liệu này có giá thành thấp hơn nên chất lượng và khả năng giữ ấm không cao.
Vải len xuất hiện từ 4000 năm trước Công nguyên (TCN) tại vùng Địa Trung Hải. Sau khi con người thuần hóa được loài cừu, chúng được nuôi để lấy lông làm sợi. Nhưng lúc này chất liệu len còn khá thô xơ và đơn giản.
Vào những năm 3000 đến 1000 TCN, người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đã phân phối cừu và len đi khắp châu Âu, nhờ vậy mà chất liệu len được cải tiến tốt hơn. Trong suốt thế kỷ X và XI, việc kinh doanh sợi len vô cùng phát triển.
Nước Anh nhanh chóng trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất thế giới, nhưng Bỉ lại là nước đứng đầu về khả năng sản xuất sợi len để may quần áo. Người Anh vận chuyển lông cừu đến Bỉ để sản xuất và nhập quần áo may bằng vải len về sử dụng.
Từ đó, len trở thành một trong những mặt hàng tiềm năng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
- Chất vải mềm và mịn, không bị nhăn, khi cọ xát không gây đau rát hay kích ứng da.
- Khả năng cách nhiệt, cách điện tốt, chính vì vậy len thường được sử dụng làm các trang phục mùa đông.
- Len được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên có độ bền cao.
- Độ co giãn và đàn hồi tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động, có thể giặt nhiều lần mà vẫn giữ được chất lượng của vải.
- Khả năng chống cháy tốt.
- Nhuộm màu dễ dàng mà không cần sử dụng quá nhiều hóa chất.
- Sợi len rất dễ bị rách, nếu 1 sợi bị đứt thì các sợi khác sẽ bung theo, khi đó sản phẩm sẽ bị hỏng và không vá lại được.
- Len có khả năng thấm nước cực kỳ cao, nên khi thấm nước trọng lượng của vải sẽ thay đổi, gây ra một số khó khăn trong việc giặt giũ vệ sinh sản phẩm.
Loại len này được lấy từ lông của cừu mới thay lông lần đầu, chất liệu này có độ mềm mại và đàn hồi cao, khả năng giữ ấm tốt và độ bền cao theo thời gian.
Chất liệu của loại len này được lấy từ lông của lạc đà Alpaca thuộc dòng họ lạc đà Nam Mỹ, một loại lông khá giống với lông cừu nhưng nhẹ và mềm hơn. Len Alpaca có khả năng giữ nhiệt tốt, mềm mại và có tính bền bỉ cao.
Chất liệu của loại len này được làm từ sợi cotton, vải len cotton có các ưu điểm như thân thiện với môi trường, độ bền cao khả năng giữ nhiệt và cách điện tốt.
Loại len này được lấy từ lông tơ của dê Kashmir trên vùng Himalaya, lông dê thường được thu hoạch vào mùa xuân và được làm bằng phương pháp thủ công. Chất liệu len này có khả năng giữ ấm gấp 8 lần những loại len thông thường và có giá trị vô cùng đắt đỏ.
Mẫu khăn choàng len được làm bằng chất liệu len Cashmere
- Nếu nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy bề mặt vải len thường hay xù lông. Khi sờ vào sẽ thấy chất vải hơi cứng và dày, vò mạnh bằng tay sẽ thấy bề mặt vải không bị nhăn lại.
- Cách nhận biết bằng nhiệt là dùng lửa đốt. Len rất khó bắt cháy, khi đốt sẽ có mùi khét, tro đen và dễ bóp vụn, ngọn lửa thường cháy rất yếu và tắt hẳn nhờ đặc tính cách nhiệt của len.
- Bước 1: Thu hoạch lông từ động vật
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất, người nông dân sẽ thu hoạch xơ len bằng cách cắt xén lông của các loài động vật.
Hình ảnh về quá trình cắt lông cừu
- Bước 2: Làm sạch len
Sau khi thu hoạch được lông, bạn cần làm sạch các chất bẩn bám trên lông như bã nhờn, mỡ. Phần mỡ trên lông động vật cần được làm sạch trước khi kéo thành sợi. Sau đó, bạn có thể ngâm trong nước để làm sạch hoặc sử dụng các chất phụ gia hóa học để đẩy nhanh quá trình làm sạch và tẩy trắng.
- Bước 3: Phân loại
Sau khi được cọ rửa sạch sẽ, len sẽ được phơi khô và phân loại thành các kiện.
- Bước 4: Quay len thành sợi
Tiếp theo là dùng máy kéo sợi để quay len thành sợi, công đoạn này có thể sử dụng theo 2 phương pháp là chải thô hoặc chải kỹ.
Các sợi len sau khi được hình thành sẽ được đem dệt thành tấm hoặc quấn lại thành cuộn để thuận tiện cho quá trình đan dệt. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể đem đi sợi len đi nhuộm màu và dệt ra các sản phẩm như quần áo hoặc dùng trong sản xuất chăn ga gối...
Ngày nay, vải len được sử dụng chủ yếu trong mặt hàng thời trang may mặc. Với khả năng giữ ấm tốt, độ bền cao, vải len thường được dùng để may các sản phẩm thời trang cho mùa đông như áo khoác, chân váy, khăn choàng...
Các sản phẩm được may bằng len thường có thiết kế đẹp mắt, màu sắc đa dạng và được rất nhiều chị em yêu thích và lựa chọn.
Mẫu áo khoác thời trang được làm từ chất liệu len
Ngoài ra, vải len còn được dùng làm các đồ vật trang trí nội thất như thảm trải sàn, gối tựa lưng, chăn, bọc gối... Nhờ vào khả năng cách điện và chống cháy tốt nên chất liệu này rất phù hợp để sản xuất các vật dụng trang trí nội thất.
Mẫu gối tựa lưng sofa độc đáo được làm từ len.
Vải len còn có thể sử dụng làm một số sản phẩm handmade như gấu bông, bông tai, móc khóa... Các sản phẩm này rất phù hợp để làm phụ kiện trang trí hoặc làm quà tặng.
Một chú gấu bông xinh xắn được móc bằng len
- Trước khi giặt cần giũ thật mạnh để loại bỏ bớt bụi bám trên quần áo.
- Hòa một chút giấm vào nước có thể giúp giữ độ bền màu cho sản phẩm.
- Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ngâm vải quá lâu trong nước.
- Không dùng nước nóng để giặt đồ. Khi ủi nên điều chỉnh nhiệt độ dưới 150 độ.
- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh có chứa clo để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng vải.
- Không nên treo vải len bằng móc để tránh chảy xệ và mất phom dáng của sản phẩm.
- Hãy mặc thêm một chiếc áo lót bên trong để tránh mồ hôi tiếp xúc trực tiếp với sợi len.
Như vậy, ở trên là toàn bộ các thông tin về vải len mà Everon.com muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, các ưu và nhược điểm, tính ứng dụng và cách bảo quản các loại vải len.
Xem thêm:
Vải gấm là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng chất liệu gấm
Vải chiffon (voan) là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của loại vải này