Vải không dệt là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải này

Cẩm nang Everon 16/09/2021
Vải không dệt là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải này

Vài năm trở lại đây, vải không dệt đã trở thành một xu hướng mới trong thị trường vải và được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực hoạt động và sản xuất. 

Tuy nhiên, đa phần người tiêu dùng chỉ chú ý đến thành phẩm sau cùng mà ít ai hiểu rõ về loại vải này. Dưới đây là những thông tin cần biết về vải không dệt, bạn hãy cùng Everon tìm hiểu ngay.

Vải không dệt được nhiều người ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. 

1. Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là loại vải được tạo thành từ các hạt polypropylene (nhựa tổng hợp), tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có thêm một số thành phần bổ sung khác. Các nguyên liệu này sẽ được đun nóng chảy ở nhiệt độ cao và kéo thành từng sợi. 

Sau đó sẽ được liên kết lại với nhau bằng dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí từ máy móc hiện đại, để tạo thành những tấm vải nhẹ, xốp và có độ bền cao. 

2. Nguồn gốc của vải không dệt

Theo một số tài liệu, vải không dệt có nguồn gốc từ một số vị khách lữ hành đi ngang qua sa mạc. Do phải di chuyển trong thời gian dài nên họ đã đặt một búi len lên dép để tránh bị đau chân. Sau đó, nhờ vào áp lực của bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí mà các búi len đã đan vào nhau và tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh. 

Đến thế kỉ XIX, nước Anh trở thành quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may. Khi đó, có một người kỹ sư may tên Garnett nhận thấy có một lượng lớn chất xơ bị bỏ đi trong khi cắt, thấy lãng phí nên Garnett đã nghiên cứu và chế tạo ra một thiết bị có thể cắt xơ thành sợi để dùng làm ruột gối. 

Một thời gian sau, Garnett đã phát triển phương pháp của mình bằng cách gắn chúng lại với nhau bằng chất kết dính và đó cũng chính là mốc đánh dấu cho sự phát triển của loại vải không dệt. 

Vải không dệt được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp dễ phân hủy an toàn cho môi trường. 

3. Quy trình sản xuất vải không dệt

Để chế tạo được một tấm vải không dệt hoàn chỉnh, cần phải thông qua 4 bước sau:

- Bước 1: Tạo màng vải

Các màng vải không dệt sẽ được tạo thành nhờ vào phương pháp ướt hoặc khí, dùng máy chải để tạo màng và các phương pháp như SB, MB và kéo màng tốc độ cao…

- Bước 2: Xếp màng xơ

Sau quá trình tạo màng vải, các sợi tổng hợp sẽ được xếp lớp ngang và kéo dãn trên máy, sau đó sẽ được trộn và uốn thành các màng xơ. 

- Bước 3: Liên kết màng xơ

Các màng xơ sẽ được liên kết với nhau bằng các phương pháp như xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt… Mỗi phương pháp liên kết sẽ đem đến những sản phẩm với các đặc tính khác nhau, do đó tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. 

- Bước 4: Xử lý hoàn tất

Vải không dệt sẽ được hoàn tất bằng cách tráng phủ và đốt lên bề mặt vải, sau đó in và dát mỏng theo yêu cầu của từng người tiêu dùng. 

Vải không dệt được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại đem đến sản phẩm chất lượng với độ đàn hồi cao. 

4. Ưu và nhược điểm của vải không dệt

4.1. Ưu điểm của vải không dệt

Vải không dệt được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực là nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau: 

- Độ bền cao, chịu lực tốt: Nhờ vào đặc tính của hạt nhựa tổng hợp mà vải không dệt có độ bền cao và có khả năng chịu lực tốt. Một sản phẩm được làm từ vải không dệt có thể chịu được trọng tải từ 3 - 10kg. 

- Màu sắc đồng bộ: Vải không dệt có màu sắc tự nhiên và đều màu ở mọi vị trí của vải nên bạn có thể thoải mái sử dụng và bảo quản sản phẩm trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng về vấn đề màu sắc. 

- In ấn dễ dàng: Có thể in ấn trên bề mặt vải không dệt một cách dễ dàng, rõ nét các thông tin và hình ảnh. Chẳng hạn, nhà sản xuất có thể in logo, số điện thoại, địa chỉ trên bề mặt vải không dệt để tạo thành phương tiện quảng cáo hiệu quả cho thương hiệu của mình. 

- Thân thiện với môi trường: Vải không dệt có thể tự phân hủy từ 2 - 7 năm trong môi trường tự nhiên mà không tạo ra bất kỳ một loại chất thải độc hại nào, nên chất liệu này rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. 

- Giá thành thấp: Vải không dệt có giá thành thấp hơn so với các chất liệu có cùng mục đích sử dụng như giấy, vải dệt, vải bạt… Mặc dù có giá thành chênh lệch, nhưng chất lượng của vải không dệt rất tốt và không hề thua kém các sản phẩm khác. 

Túi vải không dệt với nhiều màu sắc khác nhau, có thể chịu được tải trọng lên đến 10kg. 

4.2. Nhược điểm của vải không dệt

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng vải không dệt vẫn tồn tại một số nhược điểm như: tuổi thọ vải không cao do khả năng thấm hút tốt và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, vải không dệt cũng trở nên kém bền và dễ bị biến đổi tính chất khi gặp nước. 

5. Ứng dụng của vải không dệt

Vải không dệt được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, y tế, may mặc, bảo hộ lao động và hàng không. 

- Nông nghiệp: Vì có tính chất nhẹ nên vải không dệt được ứng dụng trong quá trình canh tác nhằm ngăn chặn côn trùng, giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh gây hại và giữ ẩm để giúp cho hạt giống nảy mầm nhanh hơn. 

- Y tế: Vải không dệt được sử dụng để làm áo phẫu thuật, áo cách ly cho bác sĩ hay phổ biến hơn là dùng làm khẩu trang để sử dụng hằng ngày. 

- May mặc: Với ưu điểm dẻo dai và in ấn tốt nên vải không dệt được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, phổ biến nhất là túi vải không dệt. Ngoài ra, vải không dệt còn được dùng trong trang phục như làm miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn hay làm đế giày và lót giày.

- Bảo hộ lao động: Vải không dệt là chất liệu chính để làm ra các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói, chống bụi hay giày bảo hộ. 

- Hàng không: Ngoài các lĩnh vực trên, vải không dệt còn được ứng dụng để làm đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách trên máy bay. 

Khẩu trang được làm từ vải không dệt đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Như vậy, Everon.com đã giới thiệu tất tần tật những thông tin liên quan đến vải không dệt đến với bạn đọc. Mong rằng với những gì mà Everon chia sẻ, sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vải không dệt.  

Xem thêm:

Vải đũi là gì? Những thông tin cần biết về chất liệu vải đũi

Vải cashmere là gì? Phân loại và ưu điểm của loại vải cao cấp này