Có rất nhiều loại vải được sản xuất trên thị trường vải may mặc hiện nay. Trong đó, vải kaki là chất liệu được sử dụng khá phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Vậy vải kaki là gì? Nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Có ưu và nhược điểm gì? Bài viết dưới đây của Everon sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải kaki.
Vải kaki là loại vải được làm từ 100% sợi cotton nên vải có độ thoáng mát tốt và mang đến cảm giác mát mẻ cho người dùng. Song, ngày nay các nhà sản xuất vải thường kết hợp thêm một số chất liệu tổng hợp khác với vải kaki để nhằm tăng thêm đặc tính cho vải, đồng thời để giúp khắc phục được những nhược điểm của vải cotton.
Vải kaki có từ giữa thế kỉ XIX tại Ấn Độ, được tạo ra bởi một người thợ tên Harry Bernett Lumsden - chuyên may quần áo cho quân đội Anh.
Lúc đó, quân đội Anh thường mặc những bộ trang phục làm từ len, nhưng chất liệu này lại khá nóng và gây khó chịu cho người mặc khi phải hoạt động nhiều dưới thời tiết nóng bức của Ấn Độ thời kỳ đó. Vì vậy, Lumsden đã sáng chế ra một loại vải mới có độ mỏng, nhẹ hơn để thay thế cho vải len và đó chính là loại vải kaki.
Qua thời gian, vải kaki trở nên phổ biến hơn và được sử dụng để may nhiều mẫu trang phục đẹp mắt. Nhờ đó mà loại vải kaki ngày càng được nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu thích, trong đó có cả nước Việt Nam.
Quy trình sản xuất vải kaki khá đơn giản, gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Thu hoạch bông
Sau khi thu hoạch bông xong, người thợ sẽ bắt đầu chọn lựa, phân loại và sơ chế bông một cách kỹ càng, sau đó sẽ đem đi đóng thành những kiện bông rồi đưa vào giai đoạn kế tiếp.
- Bước 2: Kéo sợi
Bông khi đã sơ chế xong sẽ được đánh rối, tiệt trùng và tạo thành những tấm phẳng đều rồi được đem đi kéo thành sợi. Sau khi thành sợi hoàn chỉnh, người thợ sẽ sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất khác bọc quanh sợi vải để làm tăng độ bền và độ bóng.
- Bước 3: Dệt vải
Các sợi vải sau khi kéo xong sẽ được đem đi dệt để tạo thành một tấm vải. Sau đó, vải sẽ được đem đi nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học để loại bỏ đi tạp chất.
Tiếp theo, người thợ sẽ mang vải đi làm bóng để giúp cho các sợi cotton nở hơn. Cuối cùng, vải được đem đi tẩy trắng để giúp cho quá trình nhuộm màu được dễ dàng hơn.
- Bước 4: Nhuộm màu
Khi đã hoàn thành công đoạn dệt vải, người ta sẽ tiến hành đem vải đi nhuộm màu, sau mỗi lần nhuộm vải sẽ được giặt sạch để loại bỏ tạp chất còn sót lại. Tiếp đến, người thợ sẽ tẩm thêm chất làm mềm, chống nhăn… để giúp cho vải được tốt hơn.
Trải qua 4 công đoạn trên, chúng ta sẽ có được một tấm vải kaki hoàn chỉnh. Khi đó, vải kaki sẽ được mang đi tiêu thụ ngay hoặc trải qua thêm một quá trình thiết kế để tạo ra những sản phẩm khác nhau.
Là loại vải được thiết kế khá dày, song vẫn tạo được cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người dùng. Ngoài ra, vải kaki thun còn được pha thêm sợi spandex để giúp làm tăng thêm độ co giãn. Vải thường được dùng để may quần áo lao động hay đồng phục công sở dành cho phái nữ.
Là loại vải có độ cứng cao, không co giãn, ít bị nhăn. Vì vậy, vải kaki không thun rất thích hợp để may trang phục cho nam, đặc biệt là các mẫu quần tây.
Là loại vải được làm từ sợi tổng hợp, có khả năng chống cháy và không bị co giãn khi giặt. Tuy nhiên, vải kaki polyester lại có độ hút ẩm thấp nên chủ yếu được sử dụng để may tạp dề, balo, mũ nón, áo khoác…
Là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên nên rất thoáng mát, dễ chịu, không gây gò bó vào cơ thể nên thường được dùng để may các loại quần áo, váy bó dành cho phụ nữ.
Vải kaki có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Độ bền cao, ít bị nhăn và không bị xù lông: Vải kaki là loại vải có độ bền cao, ít bị nhăn và đặc biệt không bị xù lông nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
- Thoáng mát và dễ chịu: Vải kaki có khả năng thoáng khí tốt, khi sử dụng bạn có thể sẽ thấy rất mát mẻ. Bên cạnh đó, vải kaki không gây bó sát vào cơ thể nên tạo được cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
- Thân thiện với môi trường: Các nguyên liệu làm nên vải kaki đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và có khả năng phân hủy nên rất an toàn cho môi trường và sức khỏe của người dùng.
- Dễ nhuộm màu: Khi sản xuất vải, người thợ thường cho thêm một số chất hóa học vào để cho quá trình nhuộm màu được dễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà vải kaki thường có màu sắc đa dạng, bền màu và hợp với thị yếu của nhiều người tiêu dùng.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải kaki vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ: Đa phần các loại vải kaki khá cứng và có độ co giãn kém nên vải không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ, đòi hỏi nhiều chi tiết mà chỉ dùng để làm ra những trang phục đơn giản.
- Giá thành cao: Vì được làm từ sợi cotton nên vải kaki có giá thành cao. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp thêm một số chất liệu vải khác vào để có giá thành hợp lý và phù hợp với người tiêu dùng.
Dùng tay sờ vào độ dày của vải để nhận biết hai loại vải này. Nếu như vải mỏng hơn, mềm hơn và có độ co dãn tốt hơn là vải thun, còn nếu vải dày hơn và cứng hơn là vải kaki không thun.
Nhận biết hai loại vải này bạn có thể dùng lửa để đốt cháy vải. Nếu vải nào cháy nhanh hơn, có ngọn lửa màu vàng và tàn vải hóa tro là vải kaki cotton, còn vải nào không bén lửa lắm, có mùi thơm nhẹ nhàng và tàn vải vón cục lại là kaki polyester.
Nhờ vào ưu điểm vượt trội mà vải kaki được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đáng kể nhất là lĩnh vực thời trang. Vải kaki thường được dùng để may quần short, quần jogger, quần baggy nam nữ, trang phục công sở và quần áo bảo hộ.
Các sản phẩm làm từ vải kaki có độ bền cao, không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng, đặc biệt vải kaki còn giúp tôn dáng và tạo phong thái tự tin, lịch sự cho người mặc.
Bên cạnh đó, vải kaki còn được sử dụng để may chăn ga gối. Các sản phẩm chăn ga gối được làm từ chất liệu này có độ thoáng khí tốt, tạo cảm giác mát mẻ và đem đến giấc ngủ ngon cho người dùng. Ngoài ra, vải kaki thường rất ít nhăn, dễ ủi và không bị phai màu hay xù lông khi giặt.
Để bảo quản vải kaki luôn bền đẹp theo thời gian, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
- Tránh giặt vải bằng máy vì tốc độ quay của máy có thể làm hư cấu trúc vải.
- Khi giặt nên lộn mặt trái ra ngoài để hạn chế vải bay màu.
- Chỉ nên sử dụng bột giặt, nước xả vải dịu nhẹ, ít bọt để tránh làm vải bị loang lổ, mất thẩm mỹ.
- Phơi vải ở những nơi có ánh sáng nhẹ, gió tự nhiên, tránh phơi ở những nơi có ánh mặt trời gay gắt.
- Bảo quản vải ở những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về chất liệu vải kaki. Everon.com hy vọng với những thông tin mà Everon chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này.