Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản loại vải này

Cẩm nang Everon 14/09/2021
Vải acrylic là gì? Đặc tính và cách bảo quản loại vải này

Vải acrylic là chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật cùng giá thành hợp lý được đông đảo người sử dụng hiện nay ưa chuộng. Loại vải không chỉ được ứng dụng trong trang phục mà còn dễ tìm thấy trong các sản phẩm chăn ga gối. 

Hãy cùng Everon tìm hiểu ngay vải acrylic là gì? Ưu, nhược điểm của loại vải này, cũng như ứng dụng và cách bảo quản vải tốt nhất.

1. Vải acrylic là gì?

Vải acrylic còn được biết đến tên gọi là len nhân tạo, sợi tổng hợp acrylic, sợi len acrylic), là loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile. Loại vải này được sản xuất bằng cách cho hóa chất dầu mỏ hoặc than với một số hóa chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm đặc tính cho chất liệu.

Trong đó, để có được một sợi vải, polyme đầu vào phải có khoảng 85% monome acrylonitrile. Trọng lượng trung bình của phân tử acrylic là -100.000 khoảng 1900 đơn vị monome.

2. Nguồn gốc của vải acrylic

Ban đầu, một tập đoàn của Mỹ là Dupont đã phát triển sợi acrylic và trở nên nổi tiếng thế giới, bên cạnh việc phát triển 2 sản phẩm khác nữa là nylon và polyester (1940).

Tuy nhiên, mãi đến năm 1950, chất liệu này mới trở nên phổ biến, đáng chú ý với các lợi ích rõ ràng hơn. Sau đó, vải acrylic phát triển mạnh mẽ hơn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và các nước ASEAN.

3. Quy trình sản xuất của vải acrylic

- Bước 1: Tạo sợi Acrylic

Để có thể có được sợi Acrylic, polymer đầu vào cần phải chứa ít nhất là 85% monome acrylonitrile. Chuẩn bị sản xuất, người ta thường sẽ sử dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do Polypropylene để làm ra hợp chất Acrylonitrile. Các sợi polymer sẽ được hòa tan cùng với dung môi mạnh như NaSCN hoặc DMF.

Sau đó, các gel thu được trước đó sẽ đùn qua máy trộn nhiều lỗ để tạo thành sợi vải. Chúng sẽ tiếp tục được đông tụ trong các dung dịch có cùng dung môi hoặc làm bay hơi dung môi có trong dòng khí trơ được làm nóng.

- Bước 2: Kéo sợi

Các sợi Acrylic thu được sẽ được mang đi rửa sạch và kéo thành những sợi dài, mỏng để dệt thành những tấm Acrylic thành phẩm.

- Bước 3: Dệt vải len acrylic

Sau khi thu được các sợi Acrylic chất lượng, thành phẩm sẽ được nhuộm màu và phủ thêm một số hóa chất, đặc biệt là chất chống cháy.

4. Phân loại các loại vải Acrylic

- Vải Acrylic nguyên chất: Loại vải này cần chứa ít nhất 85% acrylonitril.

- Vải Modacrylic: Đây là một trong những biến thể của sợi acrylic, loại này có độ dẻo dai, chống nhăn tốt, độ bền cao hơn rất nhiều so với acrylic nguyên chất. Đặc biệt, modacrylic có khả năng chống mài mòn, chống cháy tốt hơn so với các đặc tính dễ cháy của chất liệu truyền thống.

- Vải Nytril: xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ từ năm 1960 và được sản xuất tại châu Á trước đó. Do đặc điểm khó nhuộm, chất liệu này không được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

- Lastrile: Loại vải này được phổ biến tương tự như Acrylic nhờ vào độ đàn hồi cao.

5. Ưu và nhược điểm của vải acrylic

5.1. Ưu điểm của vải acrylic

- Trọng lượng nhẹ nhưng ấm áp: Sự liên kết chặt chẽ đảm bảo độ bền chắc và khả năng giữ ấm trong thời tiết lạnh.

- Độ co giãn tốt: Nhờ ưu điểm này nên vải có khả năng phục hồi nguyên trạng tốt, chống nếp nhăn, vết gấp hiệu quả trong quá trình sử dụng.

- Chịu nhiệt cao: Loại vải này đứng thứ 2 trong danh sách những sợi tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt nhất.

- Có thể chống lại một số tác nhân có hại: Vải có thể chống lại nhiều vết bẩn cùng một số hóa chất, ngăn chặn các loại sâu bướm và hạn chế tia cực tím xâm nhập. Ngoài ra, chúng cũng khó bị oxi hóa dưới ánh nắng mặt trời.

- Dễ nhuộm màu: Acrylic đáp ứng rất tốt nhu cầu về thị yếu khi rất dễ nhuộm màu và độ bám màu cao. 

- Giá bán vải Acrylic: So với những loại vải tổng hợp khác thì giá thành của Acrylic được đánh giá là vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

- Dễ vệ sinh: Do Acrylic có thể chống lại các vết bẩn, phơi nhanh khô, khả năng chịu nhiệt lại tốt nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh, giặt giũ.

5.2. Nhược điểm của vải acrylic

- Chưa thân thiện với môi trường: Thành phần polymer có trong vải có thể tồn tại hơn 200 năm mới bị phân hủy. 

Bên cạnh đó, quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khi chất phản ứng được dùng để tái chế chỉ đạt 5%, gây tích tụ chất gây ô nhiễm. Về lâu dài, chúng sẽ là mối đe dọa lớn với môi trường sinh thái.

- Dễ chảy xệ, mất form: Tuy có độ bền cao là thế, song vải này lại rất dễ chảy xệ và bai giãn. Qua một thời gian giặt và sử dụng lâu, đồ Acrylic có thể bị mất form và không còn vừa vặn với cơ thể người dùng.

- Khá nóng và thô: Không chỉ riêng gì vải acrylic , hầu hết các loại vải tổng hợp đều sẽ gây cho người dùng cảm giác nóng bí, khó chịu, nhất là khi sử dụng trong những điều kiện thời tiết oi bức. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với da, vải cũng sẽ không mang lại cảm giác thực sự mềm mại như chất liệu vải tự nhiên.

- Dễ bị xù lông: Sau một thời gian dài sử dụng, hiện tượng vải xù lông cũng sẽ rất hay xảy ra ở loại vải này. Gây mất thẩm mỹ khi sử dụng. 

- Kỵ nước và dễ cháy: Hai đặc tính này xuất hiện ở đa số loại các vải Acrylic. Vì kỵ nước nên vải cũng rất dễ bị tĩnh điện, gây nên sự bám víu trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, vì thành phần được làm chủ yếu là nhựa nên vải rất dễ cháy và khó có thể dập tắt được lửa.

6. So sánh vải acrylic và vải polyster, loại nào tốt hơn?

Hai chất liệu này đều thuộc các loại vải tổng hợp, kỵ nước, dễ bám dầu và vết bẩn. Ngược lại, khả năng cách điện của dòng vải acrylic lại tốt hơn nhiều so với polyester mang lại đặc tính giữ ấm cho sản phẩm chính vì vậy acrylic được ưa chuộng trong mùa lạnh, trong khi polyester linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết. 

Ngoài ra khả năng cách điện của acrylic tốt hơn nhiều so với polyester. Bên cạnh đó, việc acrylic dễ bị khô cứng có thể ảnh hưởng tới thời gian sử dụng quần áo lâu dài mặc dù tính năng của chúng vẫn giữ nguyên.

7. Ứng dụng của vải acrylic trong đời sống

7.1. Ứng dụng của vải acrylic trong lĩnh vực thời trang

Đối với những người có thu nhập chưa cao, vải acrylic sẽ thay thế nhu cầu về len và cotton để giữ ấm trong mùa đông.

7.2. Ứng dụng của vải acrylic trong phụ kiện trang phục

Nhờ vào ưu điểm vượt trội, vải acrylic cũng dùng trong phụ kiện như khăn quàng, lót giày, găng tay, giày...

7.3. Các ứng dụng khác của vải acrylic

Bên cạnh những lĩnh vực phổ biến trên, vải acrylic còn được dùng để sản xuất chăn, thảm trải sàn, áo bọc đệm, vali, dụng cụ bảo quản gỗ... Ngoài ra, chúng còn được dùng để sản xuất khăn lau, thay bê tông và vữa trong ngành công nghiệp.


Mẫu chăn ấn tượng và nổi bật từ vải acrylic. Sản phẩm đặc biệt thích hợp cho mùa mưa hoặc mùa đông.

8. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải acrylic

- Trước khi giặt hoặc làm sạch vải acrylic, hãy đọc nhãn chăm sóc của sản phẩm để được hướng dẫn cụ thể; các nhà sản xuất có thể đã trộn lẫn trong các loại vải và sợi khác, và thậm chí cả các loại acrylic khác nhau.

- Đối với các mặt hàng mỏng, tốt nhất nên được giặt bằng tay và trong nước ấm và phơi khô trên dây phơi hoặc móc treo trong nhà. 

- Khi giặt bằng máy, sử dụng nước ấm và chế độ giặt nhẹ. Bạn có thể sấy khô acrylic trong máy sấy ở chế độ thấp và nhanh chóng loại bỏ chúng khi khô.

Hy vọng với những thông tin mà Everon.com tổng hợp được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải Acrylic cũng như ưu điểm và cách giúp bạn nhận biết loại vải này. Đừng quên theo dõi Everon để cập nhật thêm nhiều mẫu vải khác bạn nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu đặc tính, phân loại và ứng dụng của vải thun

Vải Tencel là gì? Đặc tính và ưu, nhược điểm của chất liệu vải này