Vải thun là chất liệu quen thuộc xuất hiện nhiều trên thị trường. Không chỉ được yêu thích trong lĩnh vực thời trang, vải thun được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất. Vậy, loại vải này có ưu, nhược điểm như thế nào? Cùng Everon tìm hiểu kỹ hơn về vải thun trong bài viết này.
Vải thun là loại sợi tổng hợp có tên tiếng Anh là Spandex Fabric với đặc điểm nhẹ, có độ đàn hồi cao và khả năng thấm hút tốt. Chất liệu này tạo ra từ việc tổng hợp các chất liệu cotton, nylon, polyester… với ưu điểm dễ gia công và cắt may nên rất được ưa chuộng. Vải thun thường được dùng để may váy, đầm, áo thun, áo đồng phục hay những đồ vật trang trí khác.
Vải thun được phát triển và ra mắt từ Thế chiến II với mục đích tạo ra loại vải mềm, nhẹ, co giãn tốt với giá thành tốt. Các nhà hoá học đã nghiên cứu khoảng 10 năm để tạo nên loại sợi thun đầu tiên. Đến năm 1952, vải thun được cấp bằng sáng chế của Đức.
Đến năm 1962, loại vải này được công ty sản xuất hóa chất Dupont (Mỹ) chính thức bày bán quy mô lớn trên thị trường.
Vải thun có rất nhiều loại với nhiều đặc tính khác nhau song đều có các ưu điểm nổi bật như sau:
- Khả năng co giãn và độ đàn tốt: Ưu điểm nổi bật nhất của vải thun là có độ co giãn và đàn hồi hoàn hảo mang đến sự thoải mái cho người sử dụng. vải thun trở thành nguyên liệu chính cho ngành sản xuất trang phục thể thao. Đồng thời, quần áo free size hầu hết được làm từ chất vải này.
- Dễ cắt may: Loại vải này thường được làm từ chất liệu dễ cắt may và phù hợp được với nhiều kiểu dáng từ đơn giản đến cầu kỳ.
- Làm mát cơ thể: Có đặc tính làm mát nên được sử dụng nhiều vào mùa nóng. Mặc lên sẽ cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu và mát mẻ, không có cảm giác bí bách.
- Dễ giặt giũ, bảo quản: Chẳng cần cầu kỳ hay quá cẩn thận bạn có thể giặt bằng máy. Nếu sau khi phơi khô vải bị nhăn thì chỉ cần là ủi 1 chút là được.
Nhược điểm lớn nhất là độ thấm hút mồ hôi không cao. Và đôi khi một số loại vải ví dụ như thun da cá có độ dày lớn hơn các loại thun thường nên khi sử dụng vào mùa hè sẽ dễ bị nóng.
Vải thun thường được nhận biết cơ bản thông qua bề mặt nhám, hơi xù cùng độ đàn hồi, khả năng trở lại hình dạng cũ sau khi biến dạng. Tuy nhiên, đặc điểm trên ở mỗi loại vải vô cùng khác nhau.
Chất vải ở đây được hiểu là loại sợi được sử dụng để dệt vải thun.
- Vải thun Cotton (thun cotton 100%): Loại vải này được chia thành 2 dòng là vải thun co giãn 2 chiều và vải thun co giãn 4 chiều. Cả 2 loại vải này được đánh giá cao trong khả năng hút mồ hôi tuy nhiên chúng dễ bị xù, cứng và khô.
- Vải thun CVC (thun cotton 65/35): Loại vải này khắc phục được nhược điểm của thun cotton khi ít nhăn, giá rẻ đồng thời vẫn co giãn tốt và hút ẩm tốt.
- Vải thun TC (thun cotton 35/65): Loại vải này có độ co giãn trội hơn CVC, giá rẻ, phổ biến, chất lượng vừa phải nhưng mặc lại khá bí.
- Vải thun PE: Thun PE là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi tổng hợp PE. Chúng có độ bền rất cao, không nhàu nhưng khả năng co giãn 2 chiều khá hạn chế.
- Vải thun lạnh: Loại vải này có bề mặt bóng trơn láng, chống thấm nước, ít co giãn, bị chảy vì nhiệt nhưng không bị nhăn và xù.
- Vải thun mè: Loại vải thun lạnh được dệt cho mặt vải nổi như những hạt mè được gọi là vải thun mè. Loại vải này có giá thấp nhưng bóng đẹp nên được dùng nhiều để may áo cho nhà hàng, quán ăn…
Người ta chia vải thun thành 2 loại sau đây:
- Vải thun co giãn 2 chiều: Đây là loại vải có thể giãn 2 bên theo chiều dọc hoặc ngang. Đặc điểm của chúng là phổ biến, giá rẻ, màu đẹp và bền nhưng dễ bị nhăn khi giặt máy hoặc vò.
- Vải thun co giãn 4 chiều: Vải cũng mang tính chất chung của vải thun như tính bền và màu sắc. Tuy nhiên, chúng có giá thành cao hơn khá nhiều, ít nhăn và được xếp vào loại cao cấp.
Có rất nhiều kiểu dệt hiện nay: Dệt cơ bản (single), dệt cá sấu hoặc dệt cá mập… Bạn có thể nhận biết các kiểu dệt này bằng mắt thường với 4 loại sau:
- Vải thun trơn: Là loại vải được dệt theo kiểu đơn cơ bản (single). Vải phân biệt 2 mặt trái phải khá rõ, sợi vải sát nhau theo 1 chiều, mắt vải nhỏ nhất, miếng vải nhẹ, bề mặt láng mịn.
- Vải thun polo: Gọi là vải thun polo vì vải chủ yếu được dùng để may những chiếc áo polo hoặc áo có cổ đứng (cổ trụ).
- Vải thun cá sấu: Là vải được dệt có mắt, lỗ lưới đan to như hình sợi xích, chính vì thế mà vải có độ nhám, sần.
- Thun cá mập: Là 1 loại co giãn 2 chiều, ít co giãn. Loại này được dệt kim, bề mặt có độ nhám rõ rệt và có mắt lưới to hơn vài thun trơn.
Sự đa dạng như hiện nay giúp chất liệu vải may áo thun cao cấp không những được sử dụng để may áo mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, các trang phục từ vải thun cao cấp là sản phẩm đặc biệt được ưa chuộng trong sản xuất các loại quần áo từ mùa hè đến mùa đông. Những sản phẩm này không chỉ có khả năng thấm hút tốt mà còn có độ bền vượt trội trong suốt quãng thời gian sử dụng.
Bên cạnh trang phục, vải may áo thun còn được sử dụng để may những sản phẩm trang trí nội thất trong gia đình như rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải…
Hiện nay, các thương hiệu chăn ga gối đệm nổi tiếng thường sử dụng chất liệu thun cotton để sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm của mình và được khách hàng đặc biệt tin tưởng lựa chọn.
Bộ Ga chun chần MD03 từ thương hiệu Everon được làm từ vải thun cotton không chỉ thoáng mát, thấm hút tốt mà còn có độ bền cực cao mà còn an toàn tuyệt đối với làn da người dùng và thân thiện với môi trường.
Để phân biệt khi lựa chọn sản phẩm sử dụng chất liệu vải thun, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Bề mặt vải thun thường hơi nhám, xù lông nhẹ. Khi kéo, vải có độ đàn hồi cao và dễ khôi phục được hình dạng ban đầu.
- Vải thun có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí và người dùng sẽ không có cảm giác nóng, bí hơi, đặc biệt khi ra nhiều mồ hôi.
- Để giữ được vải thun luôn bền đẹp, người dùng cần nắm được cách vệ sinh hiệu quả.
- Khi giặt nên sử dụng nước có nhiệt độ dưới 40 độ C để vải không bị co, dãn.
- Bảo quản sản phẩm dệt từ vải thun ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Phân biệt chất liệu, màu sắc trang phục trước khi giặt vì vải thun rất dễ phai màu.
- Nên ngâm vải trước khi giặt để đảm bảo sản phẩm được sạch sẽ, thơm tho.
- Sử dụng chất tẩy nhẹ giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Hy vọng với những thông tin mà Everon.com tổng hợp được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải thun cũng như ưu điểm và cách giúp bạn nhận biết loại vải này. Đừng quên theo dõi Everon để cập nhật thêm nhiều mẫu vải khác bạn nhé!
Xem thêm:
Vải Tencel là gì? Đặc tính và ưu, nhược điểm của chất liệu vải này