Tuy nhiên, để lựa chọn bộ chăn ga gối lụa gấm chất lượng, độ bền cao và phù hợp với gia đình thì bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu của sản phẩm đó.
Dưới đây là các thông tin bạn cần biết trước khi quyết định chọn sản phẩm chăn ga gối vải lụa gấm.
Drap lụa gấm là loại vải được người Việt xưa sử dụng như một chất liệu xa xỉ và cao cấp. Trong đó, loại gấm nguyên bản thượng hạng có hoa văn rất tinh xảo, nhiều màu sắc và được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật dệt tỉ mỉ và phức tạp. Ưu điểm dễ nhận thấy của vải lụa gấm là cảm giác mịn màng, mát mẻ khi sờ vào.
Lụa là loại vải được dệt từ tơ tằm nguyên chất với đặc tính mềm mượt, bền dẻo, bề mặt vải hơi bóng.
Chất liệu lụa mang đến sự sang trọng tự nhiên, cảm giác mát mẻ và mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Chất liệu này phù hợp với phong cách phòng ngủ trang nhã, cầu kỳ và quý phái mang âm hưởng cổ xưa.
Tuy nhiên, nhược điểm của vải lụa là khó giặt giũ, bảo quản, đòi hỏi sự cầu kỳ, cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến độ bền của vải. Theo đó các bộ chăn ga gối từ vải lụa chỉ được giặt bằng tay, phơi trong bóng râm (tránh ánh sáng trực tiếp) và để khô tự nhiên. Sản phẩm cũng cần được bảo quản nơi thoáng mát, không nên là ủi.
Chất liệu gấm đã có từ rất lâu đời và từng được xem là chất liệu xa xỉ, chỉ dành riêng cho vua chúa hay những người giàu có. Ngày nay vải gấm được sản xuất và sử dụng rộng rãi, nhất là trong các dịp quan trọng như đại tiệc, tết hay lễ cưới.
Vải gấm thường có họa tiết và hoa văn in chìm sang trọng, mềm mại cùng độ óng ánh đặc trưng hoặc được thêu nổi (gấm sần). Ưu điểm của chất liệu gấm là tính dẻo dai và khả năng điều nhiệt. Ngoài ra, đây cũng là loại vải được đánh giá cao vì tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nhược điểm của chăn ga gối lụa gấm là cần được bảo quản, vệ sinh và sử dụng đúng cách để duy trì độ bền của sản phẩm.
Với những ưu điểm trên, vải lụa gấm được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, sản xuất đồ mỹ nghệ và phổ biến trong sản xuất chăn ga gối đệm.
Những bộ chăn ga lụa tơ tằm được sản xuất từ 100% từ tơ tằm tự nhiên, không pha thêm các loại tơ hay sợi nào khác. Nổi bật bởi độ mịn, mượt, cảm giác mát mẻ và vẻ đẹp sang trọng, tinh tế - đây cũng là một trong những bộ chăn ga được nhiều người yêu thích trên thị trường.
Bộ chăn ga vỏ gối lụa tơ tằm nhẹ nhàng và mềm mại
Đây là loại chất liệu sở hữu ưu điểm mềm mại của lụa cùng sự bóng mịn, óng ả. Các bộ chăn ga gối satin (sa-tanh) mang đến sự nhẹ nhàng, êm ái và khả năng thấm hút tốt, thông thoáng và mát mẻ cho người dùng.
Đặc biệt, bộ chăn ga satin có trọng lượng khá nhẹ và không có hiện tượng tích điện (dính sát vào người) vào mùa đông mỗi khi sử dụng. Hiện nay, các bộ chăn ga gối satin được sản xuất phổ biến trên thị trường với hoa văn, họa tiết phong phú và đẹp mắt, cùng giá thành hợp lý.
Sử dụng vỏ chăn lụa satin thường tốt cho tóc và làn da của bạn
Điểm đặc biệt của những bộ chăn ga gối lụa gấm là dù cho được thêu cùng hoa văn hay đính thêm phụ kiện hay không thì bộ sản phẩm cũng đẹp sẵn. Những đường vân vải, độ óng ánh và phom dáng của chăn ga gối lụa gấm rất dễ nhận biết.
Thêm vào đó, chất liệu gấm giúp cho những bộ chăn ga gối bền bỉ, giữ nhiệt tốt, cảm giác sản phẩm dày dặn.
Bộ chăn ga gấm lụa hoàng gia cũng được phân thành nhiều loại như: gấm tơ tằm, gấm nhân tạo hay gấm cotton.
Vải cotton và lụa được ứng dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối. Drap giường cotton lụa có thể khắc phục được ưu điểm của vải cotton thông thường. Sự kết hợp của cả hai tạo ra sản phẩm nổi bật với ưu điểm thoáng mát, nhẹ và mềm mịn. Đồng thời hạn chế tình trạng vải bị xổ bông hoặc bị co lại khi giặt.
Do đó, các bộ chăn ga gối cotton lụa thường được đánh giá là có chất lượng bền đẹp hơn, phù hợp với người dùng hơn.
Bộ chăn ga gối cotton lụa (satin) thương hiệu Everon thuộc bộ sưu tập chăn ga gối 2017
So với các chất liệu cotton, tencel, modal, bamboo… thì chăn ga gối lụa gấm có quy trình vệ sinh phức tạp hơn nhiều. Chỉ cần không chú ý và cẩn thận trong quá trình vệ sinh, sử dụng và bảo quản thì chúng sẽ dễ bị hư hỏng ngay.
Trước khi giặt bộ chăn ga gối đệm lụa gấm, bạn cần tham khảo về những tiêu chuẩn nhiệt độ cũng như lưu ý được ghi trên tem mác của sản phẩm. Không nên giặt sản phẩm bằng nước nóng hơn 40 độ vì thành phần tơ lụa sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Nếu có thể, những sản phẩm này nên được giặt khô để giữ được độ bóng và mềm mịn của sản phẩm. Trường hợp giặt bằng nước, bạn hãy sử dụng xà phòng tắm hay dầu gội hoặc những loại hóa chất có tính tẩy rửa nhẹ nhàng đề không làm đổi màu hay phá hủy kết cấu sản phẩm.
Nhiệt độ được các chuyên gia khuyên khi dùng biện pháp là/ủi những sản phẩm này là tối đa 140 - 150 độ C. Có một mẹo là bạn có thể dùng bình phun sương xịt một chút nước lên bề mặt sản phẩm trước khi ủi và nên ủi ở mặt trái
Chỉ nên phơi bộ chăn ga gối lụa gấm ở những chỗ thông thoáng, râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào có thể khiến vải bị co rút và cứng. Thêm vào đó, bạn cũng nên phơi mặt trái của sản phẩm ra ngoài nhằm hạn chế khả năng bị mất màu.
Ngoài ra, khi chọn mua các mẫu chăn ga gối lụa gấm, bạn cần phải lưu ý chọn những địa chỉ uy tín, sản phẩm cao cấp với thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nên mua các sản phẩm giá rẻ trên thị trường, tránh tình trạng sản phẩm rất dễ xù lông, không bền màu hoặc nhanh rách.
Bộ chăn ga gối Kazanta - AP1810 cao cấp với chất liệu cotton lụa thuộc bộ sưu tập Artemis 2022 của công ty Everpia.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những điều cần biết và lưu ý khi sử dụng chăn ga gối lụa gấm. Hi vọng sẽ giúp bạn chọn có những thông tin hữu ích để chọn được các sản phẩm chăn ga gối đệm tốt nhất cho gia đình.
Mời bạn xem thêm:
Có nên dùng drap giường thun lạnh?
Ưu - nhược điểm và cách bảo quản các bộ chăn ga gối vải đũi