Thật không may nếu bạn đang gặp phải sự cố khiến nệm bị ướt. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, nệm sẽ dễ hư hỏng và mất đi độ bền đáng có. Dưới đây là một số bí quyết bạn cần phải xử lý ngay khi nệm cao su bị ướt.
Nệm cao su bị ướt thì phải làm gì?
Nệm cao su bị ướt có thể do những nguyên nhân phổ biến sau đây và bạn cần tránh hoặc hạn chế:
✔ Làm đổ nước lọc, cafe hoặc nước hoa quả, nước ngọt có gas
✔ Nệm bị ướt do trẻ em tè dầm
✔ Máy lạnh hư hỏng dẫn đến rò rỉ nước
✔ Nước mưa bên ngoài vô tình làm ướt nệm
Đối với bất kỳ loại đệm nào, để xử lý trong trường hợp bị ướt thì cần áp dụng nguyên tắc đó là thấm, lau, hút sạch nước và đánh bay mùi bằng hương thơm. Ngoài ra, tùy vào chất liệu đệm cụ thể mà cần áp dụng cách xử lý riêng.
Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng nệm chính là nệm bông ép, nệm lò xo, nệm cao su và nệm foam. Cùng Everon tìm hiểu cách xử lý nệm bị ướt với từng loại nệm một.
Đầu tiên, bạn cần hòa bột baking soda với nước và xịt lên các vị trí nệm bị ướt, sau đó để hỗn hợp thấm trong vòng 25 - 30 phút. Sau đó, sử dụng máy hút bụi hoặc máy sấy để làm khô nệm. Hỗn hợp baking soda có khả năng khử mùi hôi trên nệm và làm sạch vết bẩn. Do vậy, thường được sử dụng để xử lý tình trạng nệm bị ướt.
Nệm cao su có thấm nước không? Việc giải quyết nệm cao su bị thấm nước sẽ dễ dàng hơn so với nệm lò xo hay nệm bông ép. Đầu tiên, bạn tháo ga nệm ra, sau đó dùng khăn lau sạch nước trên nệm. Tiếp đến, dùng phấn rôm rắc lên nệm để hạn chế ẩm ướt, cuối cùng để nệm khô tự nhiên.
Sự thật về nệm cao su non trên thị trường hiện nay
Bạn nên đặt nệm nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn, hoặc dùng quạt mát để giúp nệm khô nhanh hơn. Không được dùng máy sấy hoặc bàn ủi để làm khô nệm cao su vì sẽ ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm, khiến cao su bị khô cứng.
Dòng nệm bông ép có khả năng thấm hút nước rất mạnh, do vậy bạn phải nhanh chóng tháo rời áo nệm và sẵn sàng cho quá trình làm khô. Sau khi tháo áo nệm, dùng khăn khô ấn mạnh để hút hết nước ra khỏi nệm. Tiếp đến đem nệm phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.
Nếu nệm bị ướt do chất lỏng có mùi, bạn nên dùng cồn 90 độ để xử lý mùi hôi. Sau đó, dùng một ít tinh dầu thơm đổ lên chỗ nệm bị ướt để khử mùi rồi phơi ở nơi thoáng gió hoặc sấy khô.
Bước đầu tiên, bạn dùng hỗn hợp nước với baking soda phun lên bề mặt nệm. Sau 10 đến 15 phút, dùng khăn giấy hoặc giấy thấm hút để làm sạch nệm. Cuối cùng, đem nệm Foam phơi ở nơi thoáng mát với nhiệt độ không quá cao để tránh việc hư hỏng nệm.
Có rất nhiều nguyên nhân do chủ quan hay khách quan dẫn đến đệm bị ướt. Bạn có thể xử lý ngay đệm bị ướt một cách nhanh chóng và hiệu quả với các mẹo nhỏ sau đây.
Đối với tình huống nệm bị ướt do nước thông thường, bạn có thể dùng khăn bông dày để thấm nước. Lặp đi lặp lại 2 - 3 lần cho đến khi nệm khô, nên kết hợp với quạt gió để nệm nhanh khô hơn.
Xử lý nệm bị ướt bằng cách dùng khăn bông
Cách lau bằng khăn bông có thể áp dụng cho nhiều loại nệm khác nhau. Ngoài ra, bạn không nên dùng máy sấy để làm khô nệm, sẽ dễ khiến bề mặt nệm hư hỏng.
Nếu vết ướt là do nước tiểu của bé gây ra, bạn có thể dùng phấn rôm, bột baking soda hoặc nước đã pha với baking soda cùng khăn bông lau sạch. Sau khi thấm hút xong có thể dùng tinh dầu thơm để lấn át mùi hôi.
Trường hợp nệm bị ướt quá nhiều thì bạn có thể đem nệm ra phơi nắng, trước đó nên thấm nệm bằng khăn bông để nhanh khô hơn. Liên tục lật nệm để mau khô và không bị bốc mùi khó chịu. Lưu ý, không nên phơi dưới trời nắng gắt, chỉ nên phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ.
Đối với nệm bông ép hoặc nệm có chất liệu mút, bạn dùng cồn đổ lên vết ướt trong vòng 1 - 2 giờ để khử mùi và dùng khăn bông để thấm hút nước. Đệm bông ép và đệm mút có thể được làm khô bằng phương pháp sấy hoặc phơi cho khô ráo và loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Phun cồn pha loãng hoặc nước baking soda lên đệm để khử mùi
Cho baking soda vào bình phun rồi phun trực tiếp vào chỗ bị ướt. Tiếp đến chờ một lúc để soda bay hơi thì dùng khăn bông thấm nước. Đối với nước ngọt hoặc nước hoa quả bị đổ ra nệm bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Baking soda thường được dùng để xử lý nệm bông ép, nệm lò xo hoặc nệm foam bị ướt và cần khử mùi.
Để bảo vệ nệm không bị ướt vì những sự cố trên, nhất là với những gia đình có con nhỏ, bạn nên sử dụng tấm bảo vệ đệm. Tấm bọc này giúp ngăn chặn chất bẩn thấm xuống nệm và cũng hạn chế khả năng nệm bị ướt.
Tấm bảo vệ đệm Everon giúp bảo vệ đệm sạch sẽ, tránh được một số tác nhân bên ngoài làm bẩn đệm, dễ dàng vệ sinh và thay tháo với bốn góc có chun cố định.
Khi sử dụng tấm bảo vệ đệm, trong trường hợp bị dính nước, bạn chỉ cần thay lớp bọc khác hoặc lấy tấm bọc đệm ra vệ sinh và sử dụng bình thường. Sử dụng tấm bọc đệm giúp bảo quản đệm tốt hơn và dễ dàng vệ sinh đệm bông ép hơn.
Cách vệ sinh nệm lò xo giúp bền lâu theo năm tháng
Ga chống thấm cao cấp thương hiệu Everon có thiết kế giống như các loại ga chun nhưng được làm từ chất liệu polyester mềm mại, có khả năng chống thấm tốt. Ga được đặt trên bề mặt đệm để ngăn ngừa hiệu quả các chất lỏng thấm xuống đệm.
Ngoài ra, ga chống thấm Everon còn loại bỏ những tác hại ẩm mốc từ ngoài môi trường tác động đến chiếc nệm. Đặc biệt, với những gia đình có trẻ em thì việc sử dụng ga chống thấm Everon là thực sự cần thiết để bảo vệ đệm sạch sẽ, bền đẹp.
Vừa rồi là những thông tin tổng hợp đầy đủ về các cách xử lý nệm bị ướt ngay tại nhà. Ngoài bảo quản và xử lý đệm bị ướt cẩn thận, bạn cũng nên vệ sinh đệm định kỳ để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Liên hệ ngay hotline 1800 1215 của Everon hoặc truy cập vào website Everon.com để tìm mua các tấm bảo vệ đệm, ga chống thấm hoặc các sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp, chất lượng.
Xem thêm:
Nệm pe (đệm xốp ép) có tốt không? So sánh nệm PE và nệm bông ép